Tìm hiểu về nhân sâm, vì sao sâm Hàn Quốc lại được cho là tốt nhất TG

30/06/2021

Nhân sâm – Sâm Hàn Quốc

Sâm Hàn Quốc ( Panax ginseng ) thuộc họ Araliaceae và nó là một loại thảo dược bổ sung có nguồn gốc từ rễ cây. Sâm Hàn Quốc có hình dạng phần đầu và phần củ giống như đầu và thân mình của người, phần rễ dài, chia tách rõ ràng giống như đôi chân.

Tên gọi nhân sâm theo sử sách ghi chép lại là dựa trên hình dáng có đầu, mình và hai chân tựa hồ giống như hình dáng con người của loại thảo dược quý hiểm này. Chữ sâm ở đây có nghĩa là, tham gia, chen vào, còn nhân có nghĩa là người, với ý chỉ tài năng và tầm vóc của con người có thể sánh ngang với trời đất tạo nên ba giới là Thiên – Địa – Nhân.

Củ nhân sâm tươi Hàn quốc

Đươc coi là một thần dược trong sách cổ “Thần nông bản thảo” 3000 năm tuổi của Trung Quốc. Nhân sâm là một loài cây lâu năm mọc hoang tại các vùng núi Ấn Độ, Việt Nam, Bắc Mỹ, Viên đông Liên Bang Nga (khu vực ngoài Mãn Châu), Trung Quốc, Triều Tiền và Hàn Quốc. Dân gian Việt Nam thường gọi tắt là Sâm.

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
 

 Thành phần chính của sâm là Saponin

 Thành phần chính có trong Nhân Sâm là hàm lượng Saponin – một thành phần chỉ duy nhất có trong Nhân Sâm. Saponin là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.

Trong củ, thân và rễ sâm chứa 32 thành phần soponin triterpen, trong đó thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm có 30 chất là saponin dammaran. Ở thân rễ của Nhân Sâm mọc hoang chứa rất cao hàm lượng saponin, chứa đến 10,75%.

Ngoài ra còn có những hợp chất khác như polyacetylen, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 axit béo (acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic,…), 17 loại axit amin trong đó có đủ 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố duy truyền trong đó có Co, Se, K, Fe, Mn. Các loại vitamin A, B1, B2, C,… cùng một số thành phần khác như glucid, tinh dầu, chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, đường saccazo, adcid sunfuric, đường glucose, đường mạch nha,… Trong thân của rễ Nhân Sâm tươi còn có thành phần daucosterol.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì hàm lượng Saponin có trong Nhân Sâm Hàn Quốc là cao nhất. Và càng cao nếu Nhân Sâm được trồng chủ yếu ở đồi hoang, rừng núi. Nhân sâm Hàn Quốc sở hữu nhiều chủng loại saponin nhất – 24 hoạt chất Saponin, trong khi con số này chỉ có 14 ở Mỹ, 15 ở Trung Quốc, sâm ở Nhật Bản có hàm lượng thấp nhất, chỉ có 8 loại saponin

+ So sánh hàm lượng saponin của nhân sâm Hàn Quốc vói nhân sâm Trung Quốc, Nhật Bản thấy nhân sâm Hàn Quốc có hàm lượng lớn hơn hẳn. Kết quả phân tích 7 loại Singen oside: nhân sâm Triều Tiên 2.40%, nhân sâm Nhật Bản 1.55%, nhân sâm Trung Quốc 1.49%.

Ngoài thành phần saponin, có thành phần Polysaccharide mang hoạt tính dược lý có chức năng tăng cường năng lực chống ung thư. Thành phần này ở nhân sâm Hàn Quốc là 3.2%, nhân sâm Mỹ là 2.1%, nhân sâm Tam thất là 2.3%.

Nhân sâm Hàn Quốc chứa đựng Protopanaxadiol: PPD có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và Protopanxatriol: PPT có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương. Hai loại saponin này giữ tỉ lệ cân bằng nên thực hiện tốt vai trò chức năng duy trì điều chỉnh cân bằng nội mô của cơ thể chúng ta. Trong khi đó, nhân sâm nước khác (2~3 loại) chiếm 70~80% trên toàn bộ thành phần và cho thấy sự thiên vị phân phối lớn nên hiệu quả không bằng nhân sâm Hàn Quốc.

Trong nhân sâm tươi có khoảng 18 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin. Nhân sâm tươi có 24 loại Ginsenosides, hồng sâm (sâm tươi 6 tuổi qua 4 lần hấp sấy) có tới 32 – 34 loại Ginsenosides, và hắc sâm (nhân sâm qua 9 lần hấp sấy) hiện đang có thành phần và hàm lượng Ginsenoside cao nhất, gấp từ 7 – 31 lần so với nhân sâm tươi

+ Ngoài ra, do hấp và sấy ở nhiệt độ cao làm xuất hiện thêm nhiều thành phần khác như Maltol – chất làm giảm quá trình lão hóa; Ginsenoside Rg3 – chất ngăn sự tái phát tế bào ung thư di căn và sự phát triển tế bào ung thư mới, hợp phần chất chống ung thư; Ginsenoside RH2 – chất làm giảm ức chế sự phát triển tế bào ung thư.

Tính chất của Saponin

+ Saponin bao gồm một aglycones polycyclic gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi bên đường. Phần aglycone, còn được gọi là sapogenin, hoặc là steroid (C27) hoặc một triterpene (C30). Khả năng tạo bọt của saponin được gây ra bởi sự kết hợp của một chất kỵ nước (tan trong chất béo) sapogenin và một phần đường (hòa tan trong nước) ưa nước.
+ Saponin là glucosides với các đặc tính tạo bọt nhiều người thường dùng cách kiểm tra cao sâm bằng cách pha với nước rồi lắc, nếu tạo càng nhiều bọt thì cao có chất lựng càng cao

+ Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch

+ Các saponin đều là các chất hoạt quang. Thường các steroit saponin thì tả truyền còn triterpenoit saponin thì hữu truyền. Điểm nóng chảy của các sapogenin thường rất cao.

+ Saponin có vị đắng

+ Một số saponin là chất độc và được biết đến như sapotoxin.

Thành phần của Saponin

Thành phần Saponin gồm các ginsenosides: Ginsenosides Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2,… Vì thế tác dụng của nhân sâm là: thanh nhiệt giải độc, hạn chế viêm nhiễm, tác dụng kiểm soát kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ và triệu chứng bệnh tiểu đường, hạn chế xơ cứng động mạch, cơn đau liên quan đến tế bào thần kinh não, tác dụng tốt trong việc tăng cường sinh lý, hạ đường huyết, viêm loét dạ dày… Rh2, Rg3 được biết đến là hoạt chất có tác dụng khống chế và kìm hãm sự phát triển của khối u, hỗ trợ điều trị ung thư. Hiện nay, khoa học đã áp dụng thành phần Rh2, Rg3 từ nhân sâm để chế biến các loại dược phẩm hạn chế tế bào ung thư.

Không phải loại Saponin nào cũng có công dụng đối với sức khỏe. Trong sâm Hàn Quốc, một số loại Ginsenoside sau thể hiện các công dụng tích cực đối với sức khỏe

  • Ginsenoside – Rb1: Có công dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp ổn định tinh thần, kích thích trí nhớ và hiệu quả làm việc của não bộ đồng thời giúp giảm đau, tăng khả năng chịu đựng. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giải nhiệt, thúc đẩy hợp tính đạm huyết thanh, kìm hãm phân hủy chất béo trung tính và insulin.
  • Ginsenoside – Rb2: Có công dụng phòng chống bệnh tiều đường qua cơ chế tăng sự chuyển hoá chất béo và đường trong máu, giảm cholesterol (cơ chế hoạt động giống insulin), tác dụng chống oxi hóa và ngăn ngừa lão hóa.
  • Ginsenoside – Rg1: Nâng cao khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, giảm stress do có khả năng kìm hãm trung khu, cải thiện và tăng cường trí nhớ. Hồi phục những thương tổn do sốt cao, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường
  • Ginsenoside – Rg3:Ức chế sự kết dính các tiểu huyết cầu, bảo vệ các tế bào thần kinh não, cải thiện đường huyết và tăng cường sức đề kháng.
  • Ginsenoside – Rh1: Hạn chế tổn thương chức năng gan, bảo vệ gan, ức chế sự kết dính của các tiểu huyết cầu.
  •  Ginsenoside – Rh2: Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư (thúc đẩy các tế bào chết một cách tự nhiên), kích thích và khuếch trương các công dụng của thuốc chống ung thư.
  • Ginsenoside – Rf: Tác dụng giảm đau, ngăn chặn quá trình peroxyt chất béo
  • Ginsenoside – Ro: Có công dụng kháng viêm, giải độc đặc biệt là đối với gan và phổi. Ngăn chặn hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch gây ra thiếu mãu lên não, tai biến, đột quỵ.

Các loại nhân sâm Hàn Quốc

Sâm củ tươi

Là sâm nhổ về , làm sạch đất và cắt tỉa rễ gọn gàng

Bạch sâm:

Bạch sâm là loại củ sâm không phải qua công đoạn chế biến. Để có được củ bạch sâm chỉ cần rửa sạch, nhúng qua nước sôi. Sau đó đem ngâm với đường là phơi khô được.

Hồng sâm

Hồng sâm là những củ sâm tốt nhất sau quá trình sàng lọc kỹ càng sẽ được đem đi hấp cách thuỷ cho đến khi thành phần nước chỉ còn 15% nước. Sau đó chúng sẽ được ép khô, lúc này ruột củ sâm có màu hồng đỏ mùi thơm, vị ngọt hơi đắng nên được gọi là Hồng sâm.

Đọc chi tiết Hồng sâm tại bài viết này

Hồng Sâm Hàn Quốc – công dụng và các sản phẩm chế biến từ hồng sâm

Hắc sâm

Hắc sâm là loại sâm có nguồn gốc từ nhân sâm tươi 6 năm tuổi của Hàn Quốc. Sau khi qua 9 giai đoạn hấp sấy khô thì hình thành nên hắc sâm Hàn Quốc. Trải qua nhiều quá trình hấp sấy giúp thành phần dinh dưỡng của chúng tăng cao hơn 300% so với mức trung bình của các loại nhân sâm khác.

Hồng sâm Enzyme

là hồng sâm sẽ được trải qua thêm một quá trình lên men với các vi sinh vật và enzyme đường ruột, được đặt trong trạng thái giống như môi trường ruột của cơ thể người với thời gian tiêu chuẩn

Chi tiết thông tin sản phẩm Hồng sâm Enzyme xem tại bài viết này

Hồng sâm Enzyme là gì ? Công dụng và giá bán các sản phẩm của Hồng sâm enzyme chính hãng

 

Các sản phẩm nhân sâm như hồng sâm, hắc sâm và Hồng sâm enzyme sẽ có hàm lượng các chất Saponin cao hơn rất nhiều so với sâm tươi thông thường. Không những vậy mà còn có thêm 1 số chất khác được sinh ra trong quá trình gia nhiệt. Quý khách hàng nên tìm hiểu về Hồng sâm enzyme và các sản phẩm được chế biến để mua sử dụng hay làm quà bởi công dụng tuyệt vời của nó

Những cách sử dụng sâm Hàn Quốc

Khi có nguyên liệu sâm , sẽ có nhiều cách để chúng ta có thể sử dụng một cách hiệu quả. Hấp thụ được nhưng chất bổ dưỡng có trong sâm

Còn với các sản phẩm được làm từ sâm thì có thể sử dụng ngay mà không cần chế biến

   1.Hầm trà từ sâm

Sâm cắt lát mỏng mỗi lần chỉ dùng 1g cho vào ấm trà, đổ nước sôi. Sau 5 phút thì có thể uống được, bạn có thể pha lại vài lần nước. Khi nước đã nhạt màu thì bạn lấy bã nhai từ từ. Hạn chế uống trà sâm thường xuyên nhé.
Trên thị trường hiện có bán một số loại trà sâm được chế biến sẵn. Bạn chỉ cần pha với tỷ lệ nước phù hợp là đã có ngay một tách trà sâm thơm ngon.

  2.Tán bột sâm

Sâm Hàn Quốc khô, say mịn thành bột sau đó dùng 1-2g pha với nước để uống hoặc uống kèm với rượu . Bạn có thể sử dụng trực tiếp nước đun sôi để pha bột sâm. Phương pháp này thường được sử dụng cho những người thường xuyên mệt mỏi, ốm ra mồ hôi…

  3.Sâm ngậm tan 

Cắt sâm ra thành từng lát mỏng, mỗi lần bạn chỉ cần ngậm một lát cho đến khi phân rã thì bạn nuốt. Khoảng 3 đến 4 ngày bạn nên ngậm 1 lát sâm tươi để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên không nên ăn thường xuyên và ăn quá nhiều. Những người kém ăn, bệnh lâu ngày, mệt mỏi, phổi yếu, ho, hen, thì nên sử dụng phương pháp này.

  4.Nấu cháo sâm

ấy khoảng 3g sâm tươi, thái lát, sắc một lần với nước, sau đó thêm nước và gạo vào để nấu cháo. Những bệnh nhân mãn tính, cơ thể suy nhược, bị dạ dày, đường ruột, răng yếu thì nên ăn cháo sâm để bồi bổ cơ thể.

  5.Sắc thuốc

Sâm Hàn Quốc là một vị thuốc quý giúp bồi bổ sức khỏe. Mỗi lần dùng khoảng 5 đến 10g sâm Hàn Quốc, thái lát mỏng sắc với nước. Có thể cho thêm 20 đến 30g đường. Chia thành từng chén nhỏ để uống. Các bệnh nhân sau phẫu thuật, mất máu hay bệnh nặng sử dụng cách này sẽ hấp thu được nhanh chóng các dưỡng chất có trong sâm Hàn Quốc.

  6.Sâm ngâm rượu

Để sâm vào trong bình thủy tinh và đổ rượu vào ngập. Sau khoảng 3 tháng thì bạn có thể sử dụng . Rượu sâm Hàn Quốc ngâm có thể để được lâu phù hợp với những người cao tuổi, các quý ông. Rượu sẽ giúp cải thiện tốt cho sức khỏe của bạn.

7.Sâm tẩm mật ong

Cắt sâm Hàn Quốc thành từng lát mỏng sau đó xếp vào một chiếc lọ, đổ mật ong vào ngập miếng sâm sau đó đậy nắp lại.
Phương pháp này có thể bảo quản cả năm mà cũng không bị hư. Bởi mật ong có khả năng chống lại nấm mốc, mối mọt vì thế nó có thể bảo quản được tốt nhân sâm. Phương pháp này thích hợp cho các chị em phụ nữ. Bởi nó không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe mà còn giúp làm da sáng hồng, mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa.

8.Tắm hơi nhân sâm:

Thêm vài lát nhân sâm vào trong bồn nước ấm rồi ngâm cơ thể vào 10 – 15 phút. Các dưỡng chất trong sâm sẽ thẩm thấu vào sâu trong da giúp cấp ẩm; chống lão hóa, thải độc, kích thích lưu thông máu dưới da.

9.Chế biến thành món ăn:

Ngoài những cách trên, bạn có thể thêm sâm vào trong các món ăn để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

+ Sâm hấp trứng gà: Chuẩn bị 1 quả trứng gà ta và 1 – 2g bột sâm. Khoét một lỗ nhỏ trên đỉnh quả trứng gà rồi cho bột sâm vào. Đem hấp cách thủy ăn mỗi ngày 1 lần có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt cho những người bị bệnh mãn tính.

+ Cháo nhân sâm: Lấy 3g sâm sắc kỹ lấy nước. Dùng nước này đem nấu với 300g gạo cho chín nhừ. Người bị bệnh đường tiêu hóa mãn tính, người già sức khỏe suy kiệt và hư hỏng nhiều răng nên thường xuyên ăn món này.

+ Thịt gà hầm sâm: Chuẩn bị 1 con gà mái con vặt sạch lông và mổ một đường nhỏ dưới bụng để moi ruột ra. Sau đó nhét 5 – 10g nhân sâm thái lát vào, khâu chỗ hở lại. Hầm nhừ ăn 1 – 2 lần trong tuần.

Thời điểm sử dụng sâm và các sản phẩm từ sâm

 – Dung nhân sâm 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi trưa hoặc buổi chiều (trước 5h) để tăng cường sự tinh táo và hưng phấn đầu óc, đồng thời chống mệt mỏi và tăng cường sức khỏe.– Không nên dùng sâm tươi vào buổi tối vì nó có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, dễ gây ra trằn trọc, khó ngủ làm đầu óc khó chịu, căng thẳng.

– Nên uống, ăn sâm trước bữa ăn khoảng 15-20 phút ( lúc đói ) để kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và dễ hấp thu hơn, đặc biệt là sâm tẩm mật ong.

Lợi ích khi uống sâm lúc đói là:

  • Giúp những dưỡng chất trong sâm được hấp thu toàn vẹn nhất
  • Kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng, thoải mái hơn
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng được thuận lợi
  • Tăng khả năng hấp thu các chất từ bữa ăn

Còn nếu không uống sâm lúc đói mà uống vào sau khi đã ăn no thì sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận dưỡng chất có từ sâm. Cũng như nạp vào cơ thể quá nhiều dinh dưỡng cùng lúc thì sẽ dễ gây nên hiện tượng chướng bụng, khó tiêu.

Đối tượng không sử dụng được sâm

Sâm và các sản phẩm làm từ sâm là dược liệu quý từ trẻ nhỏ cho đến người già đều có thể sử dụng được theo hướng dẫn cụ thể. Nhưng vẫn có 1 số trường hợp không nên dùng vì sẽ gây tác dụng ngược lại

-Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

  • Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
  • Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
  • Người mắc 1 số bệnh cũng không nên dùng sâm như :
    Người bị thương phong cảm mạo, người bệnh gan mật cấp tính , người bị viêm dạ dầy ruột cấp tính – xung huyết, người bị giãn phế quản , lao phổi, người huyết áp cao, người bị di tinh-xuất tinh sớm, phụ nữ mang thai
Tìm hiểu về nhân sâm, vì sao sâm Hàn Quốc lại được cho là tốt nhất TG
5 (100%) 8 votes

ĐĂNG KÝ MUA HOẶC NHẬN THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Tags: , , , , , ,
TOP

0973.183.482