Khách hàng đang muốn đầu tư sinh lời hay mua để ở hãy cẩn thận với dự án Thanh Hà Cienco5 Mường Thanh. Đây là dự án còn rất nhiều vấn đề pháp lý chưa rõ ràng mà nhà nước đang tiến hành thanh tra. Cùng với đó là thanh tra thêm các dự án khác sai phạm của tập đoàn Mường Thanh.
Dù vẫn đang trong thời điểm bị thanh tra nhưng giá đất tại dự án KĐT Thanh Hà Cienco 5 Mường Thanh vẫn tiếp tục được đẩy lên cao. Không chỉ các lô liền kề, biệt thự xung quanh hồ được cho là đang xả nước, giá bán còn tăng chóng mặt với các lô ở xa, vốn là khu vực đang tiến hành xây dựng một sân tập golf quy mô hoành tráng. Nguyên nhân chính là cơn sốt ảo do chính các ” cò đất ” và ” môi giới ” taọ nên trên thị trường. Mà người đi mua lại rất chủ quan không tìm hiểu kĩ về dự án , chỉ thấy ” nóng ” là lao vào như thiêu thân.
KDT Thanh Hà Cienco5 Mường Thanh
Như tin đã đưa trên Vietnamnet, liên quan đến dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, mới đây Sở Xây dựng Hà Nội có gửi thông báo về việc kiểm tra công trình xây dựng tại dự án này. Cụ thể, Sở Xây dựng sẽ chủ trì Đoàn Thanh tra thực hiện kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình (hồ sơ pháp lý của dự án), việc thi công xây dựng công trình theo hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời Đoàn cũng tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng.
Trong đợt này, Đoàn Thanh tra cũng kiểm tra việc thực hiện kết luận Thanh tra số 21 ngày 1/12/2016 của Sở Xây dựng Hà Nội và việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Tp.Hà Nội tại nội dung văn bản số 12591 ngày 31/12/2016 của UBND thành phố.
Dù đang có lệnh kiểm tra đột xuất nhưng giá đất tại một số dự án trong khu đô thị vẫn tiếp tục được đẩy lên cao. Ngoài việc thổi giá tăng chóng mặt các lô liền kề, biệt thự xung quanh hồ được cho là đang xả nước, các “cò” đất còn đua nhau thổi giá các lô đất ở xa, nơi được cho là đang tiến hành xây dựng một sân tập golf quy mô hoành tráng.
Ngay khi có thông tin về việc xả nước hồ điều hòa, đất quanh khu vực này lập tức “biến động” mạnh, tăng từ 1-3 giá so với một vài ngày trước.
Hình ảnh xả nước vào hồ KDT Thanh Hà Cienco5 Mường Thanh
Thông tin về việc xả nước hồ điều hòa tại KĐT Thanh Hà Cienco 5 được các môi giới bán hàng cập nhật nhanh chóng qua thông báo: “Tin nóng nhất trong ngày! Hồ Thanh Hà xả nước. Tạm dừng giao dịch B2.1 Thanh Hà.” Nhiều trang rao bán bất động sản trong ngày 26/4 cũng cập nhật thông tin những căn hộ view hồ đang cháy hàng. Không chỉ các căn hộ chung cư, các lô biệt thự liền kề nhìn ra hồ điều hòa cũng biến động mạnh về giá.
Liên hệ với một môi giới trong chiều ngày 26/4, người này cho PV biết nước đang được xả vào hồ chỉ trong ngày hôm nay qua sáng mai là đầy. Nhanh không kém, thông báo các lô liền kề, biệt thự xung quanh hồ được báo giá tăng lên từ 1-2 giá so với vài ngày trước.
Nhiều môi giới tại dự án cho biết, giá đất mấy tuần qua đặc biệt là tuần trước lên rất cao còn đến thời gian này thì hơi chững lại. “Giá còn tăng nữa. Không có gì phải lo cả” – một môi giới trấn an khách hàng về cơ hội đầu tư tại dự án.
Thực tế, tình trạng đua nhau thổi giá đất tại dự án KĐT Thanh Hà Cienco 5 đã diễn ra từ vài tháng nay, kể từ sau tế Âm lịch. Cơ chế giá được các môi giới ở đây rỉ tai nhau, giá lên xuống là do các cò mặc định. Chẳng hạn hôm nay giá từng này, đang chênh như thế, nhưng nếu có người đưa ra một lô chỉ cần có giá thấp hơn 0,1-0,2 là đã lại cạnh tranh nhau rồi. Đây cũng là nguyên nhân xuất hiện cả đội quân đi mua gom đất theo từng khu vực trong dự án.
Theo bật mí của một môi giới, tại dự án Thanh Hà Cienco 5, đội quân này không chỉ ở Hà Nội mà còn có tại các tỉnh khác như Hải Dương. Đội này sẽ đổ người xuống rồi đi mua gom cả khu vực. Sau khi mua sẽ hò nhau thổi giá, bảo nhau tăng giá theo kiểu thổi giá từng vùng, từng khu vực và khẳng định đất ở đây còn tiếp tục “nóng” nữa đặc biệt là biệt thự, liền kề.
Hiện tượng thổi giá, làm giá trên thị trường bất động sản từng được nhiều chuyên gia bất động sản cảnh báo sẽ làm thị trường méo mó và phát triển không bền vững, gây ra những tác động về lâu dài.
Cụ thể, việc “đổ xô” mua đi bán lại sẽ tạo nên cơn sốt “ảo” về đất nền, khiến giá bán của phân khúc này dễ bị đẩy lên cao. Điều này cũng dấy lên lo ngại về một kịch bản “đất nền bỏ hoang” trước kia từng là nỗi ác mộng của làng địa ốc trong giai đoạn từ năm 2007 – 2010. Không đâu xa, ngay tại dự án Thanh Hà Cieco 5 cũng đã từng xảy ra cơn nóng sốt sau đó đi vào “đóng băng”. Khi đó, không ít nhà đầu tư đã “vỡ mộng” ôm lỗ hàng chục tỷ đồng vì dự án dính tranh chấp, kiện tụng.
Tìm hiểu nguồn gốc sai phạm của CĐT Mường Thanh tại KDT Thanh Hà Cienco 5
Nguồn gốc xảy ra từ sự vụ tranh chấp của bên Thanh Hà khi bán lại cho Công ty Mường Thanh, dẫn đến tranh chấp và kiện tụng. Thanh tra CP vào cuộc và tìm ra một số nguyên nhân sai phạm của CĐT cũ và mới
– Thanh tra Chính phủ đã công bố việc thực hiện dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh “có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng”, các bên tham gia dự án cũng vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước về xây dựng, đầu tư, đất đai, kinh doanh BĐS…
– Theo quy định của pháp luật nhà nước, dự án Đại Thanh muốn được xây dựng và chuyển nhượng đúng pháp luật thì phải thực hiện các thủ tục như phê duyệt dự án nhà ở, quyết định giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nhận bàn giao đất ngoài thực địa, giải phóng mặt bằng, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước đầy đủ.
– Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, chủ đầu tư KDT Đại Thanh vẫn chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định của nhà nước khi căn hộ tại dự án này đã được bàn giao đến tay người dân. Bên cạnh các căn hộ liền kề, biệt thự tại khu đất này, chủ đầu tư còn cho xây 6 tòa nhà chung cư cao tầng trên khu đất vốn không phải cấp cho mục đích nhà ở. Pháp lý khu đất này như sau :
+ Với tổng diện tích hơn 15 ha, đất của KĐT Đại Thanh thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội là đất nhà nước cho Công ty Gốm xây dựng Đại Thanh thuê từ năm 2000 với thời gian thuê là 20 năm và trả tiền hàng năm với mục đích sản xuất gạch ngói.
+ Tháng 10/2009, Công ty CP và Thương mại Đại Thanh đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Đầu tư Hải Phát. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau đó, Công ty Hải Phát và Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã ký hợp đồng góp vốn thực hiện đầu tư dự án Đại Thanh và chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp cho Doanh nghiệp Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên.
+ Đầu năm 2010, UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho Công ty Hải Phát nghiên cứu lập và thực hiện dự án Đại Thanh và yêu cầu “nhà đầu tư là Công ty Hải Phát chỉ được quyền thực hiện dự án sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các quy định hiện hành khác. Nghiêm cấm việc huy động vốn để triển khai dự án không đúng quy định của pháp luật dưới mọi hình thức”. Mặc dù thế, Công ty Hải Phát vẫn cho xây dựng căn hộ, phân lô rồi bán ra thị trường.
– Hơn nữa UBND xã Tả Thanh Oai thống kê trong 5 năm (từ 2012 – 2016), cơ quan chức năng huyện Thanh Trì đã lập biên bản xử lý sai phạm và ra gần 30 quyết định xử phạt đối với chủ đầu tư là Công ty Hải Phát do xây dựng trên đất không được phép xây dựng vì chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất
– Do chủ đầu tư cũ và mới chưa thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thủ tục đất đai đối với nhà nước, UBND TP. Hà Nội cũng chỉ đạo tạm dừng việc xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân tại dự án Đại Thanh.
Đây là sự việc đã được rất nhiều tờ báo lớn đăng thông tin , khá nghiêm trọng. Khách hàng hãy lựa chọn cẩn thận, sáng suốt không là ” tiền mất tật mang “