Xã hội hóa đầu tư chợ theo nghị định 02/2003 cơ hội kiếm tiền cực tốt của nhà đầu tư

21/09/2020

Xã hội hóa đầu tư chợ đã được nhà nước khuyến khích phát triển theo nghị định 02/2003, nhưng vài năm gần đây mới thực sự bùng nổ mạnh ở các tỉnh thành. Đây là cơ hội kiếm tiền rất tốt của nhà đầu tư không nên bỏ qua khi mà dịch Covid19 làm thị trường bất động sản có dấu hiệu chững

>> Hãy tìm hiểu về hình thức xã hội hóa chợ đang triển khai ở nước ta chi tiết theo nội dung sau đây dưới

Mô hình chợ mới xây dựng theo hình thức xã hội hóa

Các cá nhân – doanh nghiệp tư nhân khi bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ mới , để tối ưu hóa được công năng cũng như giá trị của chợ thì cách thiết kế sẽ khác so với mô hình chợ truyền thống.

➡️ Mô hình chợ cũ ở nước ta :

Các chợ dân sinh ở nước ta trước đây có rất nhiều chợ đã hình thành từ xa xưa đến nay vẫn đang hoạt động và nhiều chợ xây sau này nhưng cũng có thời gian hoạt động là 10 – 20 năm .

Các chợ này về cơ bản rất đơn giản khi chỉ được dựng khung cột và bắn mái tôn ( hay ngói plu xi măng) che chắn mưa nắng. Ở dưới láng được láng xi măng để làm chỗ ngồi bán hàng

Nhiều chợ xây mới hơn thì có thêm 1 vài dẫy kiot

Chợ cổ làng quê việt nam Hình ảnh 1 số chợ cũ vẫn đang hoạt động ở các tỉnh thành nước ta

Những mô hình chợ này hoạt động để lại rất nhiều vấn đề như :  vệ sinh an toàn TP, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng giao thông khi tràn ra đường bán hàng

➡️ Mô hình chợ mới xây theo đề án xã hội hóa chợ

Cũng chính bởi muốn khắc phục vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường,… và nâng cao đời sống cho người dân – khu vực xung quanh theo sự phát triển của xã hội mà việc đầu tư xây dựng chợ mới đáp ứng đủ các yêu cầu là điều cần thiết.

Mô hình chợ mới về cơ bản được thiết kế vẫn có những khu vực như chợ cũ để bà con có chỗ ngồi ( sạp hàng – kiot ) để bán các loại mặt hàng phục vụ đời sống của nhân dân khu vực . Nhưng ở mặt tiền chợ sẽ không để các sạp hàng hay kiot mà thay vào đó sẽ xây dựng các dẫy nhà cao từ 2 – 5 tầng theo thiết kế tiện lợi cho việc kinh doanh mua bán ( có thể gọi là shophouse chợ )

Các dẫy shophouse chợ chính là điểm nhấn giúp cho các chợ mới được xây dựng theo mô hình xã hội hóa trông rất khang trang hiện đại và có nét đặc trưng riêng

Chợ xã hội hóa mới ở các tỉnh1 số chợ ở các tỉnh được đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa vài năm gần đây

Thiết kế cơ bản của các chợ xã hội hóa này là ở ngoài cùng sẽ là shophouse chợ, bên trong là các dẫy kiot chợ và trung tâm chợ có các sạp hàng

mô hình chợ xã hội hóa 1 mô hình chợ xã hội hóa kết hợp với trung tâm thương mại đang được triển khai

Kiot :

Là dẫy cửa hàng 1 tầng được phân chia riêng biệt, có cửa khóa đàng hoàng và quay mặt vào khu vực trung tâm chợ. Thường để bán các loại mặt hàng như : hàng khô , quần áo , giầy dép, cửa hàng gội đầu, hàng mã,…

Quầy chợ :

Là tầng 1 mặt sau của dẫy shophouse , quay vào trong chợ có diện tích từ 9 – 15m2

Hình ảnh khu chợ đang hoàn thiện , mặt sau của shophouse ( có kiot tầng 1 )

Khu kiot và quầy chợ đang hoàn thiện

Shophouse :

Là dẫy nhà được xây 2 – 5 tầng, có 2 mặt trước sau để kinh doanh. Được thiết kế phù hợp với việc kinh doanh buôn bán các loại mặt hàng khác nhau.

Một số hình ảnh chợ xã hội hóa đã đi vào hoạt động thực tế vài năm gần đây

chợ xã hội hóa Khu bán rau sạch sẽ

chợ xã hội hóa Các sạp bán thịt

Khu bán cá – hải sản

Ảnh chụp tổng quát

Kiot bán quần áo

Chúng tôi đang triển khai đầu tư xây dựng 1 khu chợ theo hình thức xã hội hóa tại Phương Liễu Quế Vó ( ngay cạnh KCN Quế Võ 1 ) . Quý khách hàng tìm hiểu bài viết về khu chợ này tại link dưới

Bán kiot shophouse chợ Phương Liễu Phương Cầu Quế Võ [ Phòng bán hàng chủ đầu tư ]

Cơ hội đầu tư kiếm tiền như thế nào ?

Với mô hình xã hội hóa đầu tư chợ thì cơ hội đầu tư kiếm tiền như thế nào ?

Với các cá nhân – doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng sẽ được nhà nước có các chính sách ưu đãi về tiền thuế – quá trình vận hành chợ,… Và thêm cả việc thiết kế xây dựng các dẫy shophouse chợ sẽ tăng giá trị thu nhập lên nhiều

Còn với các cá nhân nhỏ lẻ khi mua kiot – quầy – shophouse chợ thì có thể kinh doanh buôn bán các loại mặt hàng, cho các hộ kinh doanh thuê lại hay chờ giá tăng lên khi chợ đi vào hoạt động và bán lại cho người có nhu cầu kinh doanh thực

Ngày trước khi xây dựng chợ xong thì thường có những người có nhu cầu kinh doanh buôn bán mới quan tâm để đăng kí thuê lại các sạp hàng – kiot chợ từ chủ đầu tư để ổn định hoạt động hầu như không bán ra ngoài

Nhưng với việc đầu tư theo hình thức xã hội hóa thì các cá nhân đầu tư sẽ có cơ hội kinh doanh kiếm lời, kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng giá của kiot – quầy – shophouse chợ đều tăng giá sau 1 thời gian chợ đi vào hoạt động. Chợ hoạt động tốt còn tăng giá lên gấp vài lần ban đầu là chuyện bình thường

Công ty chúng tôi hiện nay đang làm chủ đầu tư dự án chợ theo hình thức xã hội hóa tại các Khu Công Nghiệp lớn tại Bắc Ninh. Chắc chắn sẽ là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư khi tiềm năng trông thấy bằng mắt

Để tìm hiểu thông tin chi tiết về các dự án chợ của chúng tôi, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp SDT phòng bán hàng

HOTLINE 0973 183 482

Tham khảo thêm các bài viết về giá bán kiot chợ qua các bài viết dưới

Giá bán các sạp ở chợ trong HCM:
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/soc-voi-gia-sap-o-cho-1054773.html?fbclid=IwAR2kclqVTl7hkNLKvxFKWaPyLoGKzCsVOiGF3EFxheC2xJEGnGZgvkAbb50

Giá bán các kiot ở chợ Ninh Hiệp :
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/ki-ot-50m2-o-gia-lam-gia-70-ty-dat-gap-3-biet-thu-vinhomes-432686.html?fbclid=IwAR1cKRORyy2BGYlBGEU1q74T7rMBWJJBkh6SRvFg3ZYcrOzqEYSUkRMqZ8o

Vì sao cần xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ mới ?

Chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng không biết đến việc này vì nó chưa phổ thông và thường chỉ ở quy mô vừa phải.

Việc xã hội hóa đầu tư chợ hay cũng như việc cho tư nhân bỏ vốn làm cầu đường giao thông để đổi lấy đất làm dự án hay được xây trạm thu phí để thu hồi vốn đều là 1 mô hình giống nhau, chỉ khác về tính chất và quy mô mà thôi.

Việc tư nhân bỏ vốn để làm đường thì rất nhiều người biết đến vì đây là những dự án cần số vốn lớn và ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người. Nhưng còn việc tư nhân tự bỏ vốn ra làm chợ thay cho nhà nước lại ít người biết đến vì số vốn ít và mức độ ảnh hưởng cũng không nhiều.

Nhu cầu xã hội hóa xây dựng chợ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay để đáp ứng được sự phát triển đi lên trong sinh hoạt cư dân và xã hội. Nhưng nguồn lực của địa phương không có, mà cứ để lâu thì đời sống người dân không được cải thiện và bộ mặt của khu vực sẽ ngày càng xuống cấp.

Để đời sống người dân nhanh chóng được cải thiện, giảm thiểu những vấn đề nguy hại phát sinh trong vệ sinh an toàn thực phẩm và bộ mặt của địa phương sạch đẹp hơn. Việc xây dựng cải tạo chợ dân sinh cũ là điều cần thiết phải triển khai ngay và chỉ có cách huy động vốn của cá nhân – doanh nghiệp tư nhân để triển khai.

Dưới đây là trích dẫn thông tin từ 1 bài báo viết về hình thức xã hội hóa của TP Đà Nẵng

Đáp ứng được chủ trương xã hội hóa của Nhà nước; kêu gọi được những nguồn lực lớn đầu tư kinh phí xây dựng nâng cấp hạ tầng thương mại, tổ chức kinh doanh theo hướng hiện đại hơn, giảm khó khăn cho ngân sách nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này. Đồng thời, việc tổ chức lại hoạt động kinh doanh của chợ cũng đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh của các hộ tiểu thương, góp phần xây dựng văn minh thương mại cho chợ truyền thống. Về phía nhà đầu tư, cũng được nâng cao năng lực quản lý, thúc đẩy hoạt động liên kết thương mại, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm thương mại …

Trong đó nổi bật là phải thực hiện tốt công tác dân vận, đảm bảo công bằng hợp lý trong sắp xếp bố trí chỗ bán hàng của các hộ, đảm bảo mức thu lệ phí chợ theo quy định chung, đã được HĐND thành phố quyết định, không để các tiểu thương thiệt thòi quyền lợi. Đối với nhà đầu tư, ngoài việc lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, đủ sức “chịu đựng” những khó khăn, thua lỗ trong thời gian đầu thì thành phố cũng phải có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa như cho thuê đất trong thời gian dài (70 năm đối với công ty Nguyễn Kim), miễn giảm tiền thuê đất, trực tiếp đối thoại vận động các hộ tiểu thương

Và tất nhiên là khi cá nhân – doanh nghiệp tư nhân bỏ tiền vào đầu tư xây dựng lại các chợ cũ thành các chợ mới khang trang sạch đẹp thì nhà nước đã có các cơ chế hỗ trợ và cho các quyền lợi để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư

Nghị định 02/2003 về chợ

Tất cả các vấn đề liên quan đến chợ từ cách thức đầu tư xã hội hóa , triển khai , quản lý vận hành đều được nêu rõ trong nghị định 02/2003 về chợ.

Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ban hành ngày 14/1/2003 bao gồm 5 chương, 19 điều . Quan trọng nhất là nội dung Chương 2-Quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ

Chương 2:QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ

Điều 4. Quy hoạch phát triển chợ.

1. Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; từ nay trở đi Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ của địa phương phải bao gồm Quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển chợ phải lập theo các nguyên tắc tại khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền theo quy định phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.

2. Các nguyên tắc lập Quy hoạch phát triển chợ:

a) Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa; Chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.

b) Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở những vùng sản xuất tập trung về nông, lâm thủy sản

c) Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường; đối với các chợ loại 1 và 2 phải bố trí đầy đủ mặt bằng phạm vi chợ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

3. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

Điều 5. Đầu tư xây dựng chợ.

1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp; nguồn vốn vay tín dụng; nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và nguồn vốn vay tín dụng.

2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ.

3. Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại) chỉ hỗ trợ đầu tư xây đựng một số chợ sau:

a) Chợ đầu mối chuyên ngành nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thủy sản.

b) Chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư của Nhà nước.

c) Chợ loại 1 theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn.

4. Chủ đầu tư xây dựng chợ thuộc các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư dành cho ngành nghề thuộc khoản 5 Mục II Danh mục A (đầu tư xây dựng các khu thương mại, siêu thị) của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích dầu tư trong nước (sửa đổi).

5. Chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền:

a) Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh).

b) Sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ.

Điều 6. Quy định về Dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các công trình trong phạm vi chợ.

1. Chủ đầu tư xây dựng chợ mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ phải lập Dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

2. Việc bố trí các công trình trong phạm vi chợ của Dự án đầu tư xây dựng chợ phải thực hiện đúng các quy trình quy phạm về xây dựng chợ, trong đó chú trọng các quy định sau:

a) Bố trí đầy đủ mặt bằng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.

b) Bố trí các công trình cấp thoát nước, khu vệ sinh công cộng, các thiết bị chiếu sáng, thông gió, bảo đảm vệ sinh môi trường trong phạm vi chợ theo các tiêu chuẩn quy định.

c) Bố trí khu để xe có diện tích phù hợp với dung lượng người vào chợ bảo đảm trật tự an toàn và thuận tiện cho khách.

d) Đối với các chợ loại 1, loại 2 và các chợ đầu mối chuyên ngành phải bố trí khu kho bảo quản, cất giữ hàng hóa, phù hợp với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô và tính chất của chợ.

 

 

Xã hội hóa đầu tư chợ theo nghị định 02/2003 cơ hội kiếm tiền cực tốt của nhà đầu tư
5 (100%) 3 votes

ĐĂNG KÝ MUA HOẶC NHẬN THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Tags: , , , ,
TOP

0973.183.482